Chưa từng có một sự kiện riêng lẻ nào thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt mạnh mẽ như đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tương lai không tiền mặt cũng có rủi ro.
Thanh toán không chạm tại ga tàu điện ngầm London (Anh). Ảnh: Mastercard
Nếu là một ngày Chủ Nhật bình thường ở Pháp, trong số những người mua sắm tại tiệm phô mai La Fromagerie, một nửa sẽ móc túi để lôi ra những tờ tiền giấy và bạc lẻ.
Nhưng trong thời COVID-19, tiền mặt không còn được ưa chuộng, khi các yêu cầu về giãn cách xã hội và lo ngại về vệ sinh thúc đẩy gần như tất cả mọi người trả tiền bằng thẻ.
“Người ta dùng thẻ và các biện pháp thanh toán không tiếp xúc vì không muốn chạm vào bất cứ thứ gì”, ông Cornu, chủ cửa hàng La Fromagerie nói, khi một dòng những người mua hàng đeo khẩu trang đứng cách nhau ba bước chân trước khi đến gần quầy thanh toán và huơ thẻ trên máy.
Trong khi vẫn chấp nhận tiền mặt, thậm chí cả những khách hàng lớn tuổi – những người khó bắt kịp thói quen thời đại số nhất – cũng sẵn sàng thay đổi.
Tiền mặt vốn đã mất dần vị thế ở nhiều nước khi khách hàng thành phố gia tăng trả tiền bằng ứng dụng và thẻ, thậm chí cho những món hàng giá trị thấp. Tuy nhiên, đại dịch đang thúc đẩy sự chuyển dịch về tương lai không tiền mặt, khiến người bán hàng phải tính toán cách thức mới và làm phong phú thêm ngành thanh toán số.
Nỗi sợ hãi bệnh truyền nhiễm đã và đang thúc đẩy người tiêu dùng nghĩ lại cách họ mua sắm và trả tiền. Các nhà bán lẻ và nhà hàng ưa chuộng thanh toán không tiền mặt để giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên. Ngân hàng trung ương Trung Quốc khử trùng tiền giấy ở các khu vực chịu ảnh hưởng của đại dịch. Và chính phủ các nước từ Ấn Độ, Kenya đến Thụy Điển, cũng như Liên Hợp Quốc, đều khuyến khích thanh toán không tiền mặt vì lợi ích sức khỏe cộng đồng.
“Đến lúc phải đổi xu lấy thẻ - an toàn hơn cho việc ngăn chặn virus”, Valdis Dombrovskis, phó chủ tịch phụ trách dịch vụ tài chính của Ủy ban châu Âu EU, viết trên Twitter khi châu Âu áp đặt các biện pháp phong tỏa.
Tiền mặt dĩ nhiên không mất đi. Trước đại dịch, tiền giấy và xu được sử dụng trong 80% giao dịch ở châu Âu (theo báo cáo nghiên cứu của ECB năm 2016), và không nhiều dấu hiệu cho thấy đại dịch sắp loại bỏ thói quen này.
Tuy nhiên, do số người lo ngại với COVID-19 gia tăng, thói quen thanh toán bằng tiền mặt đang mất dần.
“Chúng ta đang sống qua một thử nghiệm xã hội toàn cầu thú vị, khiến các chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng suy nghĩ lại về mô hình kinh doanh và chuẩn mực tương tác xã hội”, theo ông Morten Jorgensen, giám đốc công ty tư vấn RBR chuyên về công nghệ ngân hàng, thẻ và thanh toán. “Chúng ta có một thế giới ít tiếp xúc hơn”, ông nói. “Thói quen của người dân đang biến đổi ngay khi chúng ta nói chuyện”.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT