Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (chứng chỉ rừng) có thể giúp gỗ xuất khẩu tăng giá ít nhất 10%.
Rừng Cúc Phương (Ninh Bình) - Vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam (Ảnh: Shutterstock)
Tại Việt Nam, đến tháng 2.2020, Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) mới chính thức vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay mơí chỉ có ba chủ rừng là các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam được nhận chứng chỉ rừng từ VFCS, với tổng diện tích khoảng 11.000 héc-ta. Với chứng chỉ này, chất lượng và nguồn gốc gỗ khai thác sẽ được quốc tế công nhận, thuận tiện hơn trong xuất khẩu sang các nước có yêu cầu khắt khe về gỗ.
Bên cạnh VFCS, hiện nay có khoảng 200.000 héc-ta rừng Việt Nam thuộc sự quản lý của 47 chủ rừng được nhận chứng chỉ rừng từ FSC - một tổ chức đánh giá độc lập và cũng được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
“Không thể nói VFCS hay FSC khó hơn, vì mỗi loại chứng chỉ tuân theo những tiêu chí khác nhau. VFCS là các tiêu chuẩn quốc tế được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam, trong khi FSC là tổ chức quốc tế hoàn toàn độc lập” - ông Kiên cho biết. Trong khi VFCS mới chỉ vận hành vài tháng, sau hơn hai năm chuẩn bị, thì FSC đã có mặt tại Việt Nam hàng chục năm, do đó diện tích và số lượng chủ rừng được cấp chứng chỉ cao hơn vượt trội.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT