Hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM đều đang tìm giải pháp quy hoạch phù hợp cho đô thị bên sông, và có thể xem xét bài học từ các nước trên thế giới.
Sông Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc
Ở Nairobi, Kenya, chính phủ phá hủy các tòa nhà được xây dựng trên vùng đất ven sông trong một dự án nhằm giảm thiểu tác động của lũ lụt. Đây chỉ là một trong số các ví dụ về quy hoạch tại thành phố của một nước châu Phi đang phát triển đã không tính toán nhằm bảo vệ hợp lý các con sông của mình. Bà Jessica Kavonic, chuyên gia về thay đổi và thích ứng khí hậu tại Tổ chức ICLEI châu Phi, chia sẻ về việc đưa các tài sản thiên nhiên – như sông ngòi – vào chính sách và quy hoạch.
Bảo vệ sông ngòi các tại khu đô thị
Hầu hết các thành phố lâu đời nhất trên thế giới đều phát triển quanh các dòng sông. Sông đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thành phố: cung cấp nước, hỗ trợ ngăn ngừa lũ lụt và cung cấp môi trường sống cho thực vật và động vật. Đây là những điều quan trọng đối với thành phố. Chẳng hạn, các tầng thực vật có tác dụng làm mát, giúp hạ nhiệt độ trên mặt đất và trong không khí bằng cách cung cấp bóng râm và giải phóng hơi ẩm vào không khí. Sông cũng quản lý lũ lụt vì hầu hết các loài thực vật mọc dọc các bờ sông hấp thụ nhiều nước, làm giảm sức mạnh của dòng lũ vốn là mối đe dọa đối với con người và các tòa nhà.
Sông ngòi cũng giúp kết nối cộng đồng, tạo cơ hội cho việc giải trí và gắn kết mọi người với nhau. Tuy nhiên, theo thời gian giá trị rõ ràng của các dòng sông đã bị nhiều người và các nhà hoạch định chính sách không coi trọng hoặc bỏ qua.
Một ví dụ là Cheonggyecheon (Thanh Khê Xuyên) ở Seoul, Hàn Quốc. Từ những năm 1950, con suối giữa lòng thủ đô này trở nên ô nhiễm nặng nề do những người dân nghèo từ khắp nơi đến lánh nạn chiến tranh, dựng lên những căn nhà tạm bợ hai bên bờ suối. Rác, cát ùn ứ, chất thải biến dòng suối thành cống nước xấu xí của thành phố. Đến năm 1955, phần đầu nguồn suối bị lấp bằng xi măng, sau này hơn 5 km suối bị lấp và thay thế bằng đường cao tốc trên cao. Nhưng sau một nỗ lực lớn của chính phủ, Thanh Khê Xuyên được phục hồi và ngày nay là một ốc đảo xinh đẹp giữa khu rừng bê tông - thúc đẩy đa dạng sinh học và phát triển kinh tế địa phương.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT